Kinh nghiệm kiểm tra khi mua laptop cũ

Laptop là một thiết bị điện tử cực kỳ tiện dụng và không thể thiếu đối với nhiều người, từ sinh viên đến những người làm công việc văn phòng, kinh doanh. Bởi vì laptop đa dạng cấu hình và mạnh mẽ, lại rất dễ mang theo bên người nên là lựa chọn tuyệt vời.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng mua laptop mới, nhất là sinh viên hoặc những người mới ra trường đi làm. Việc lựa chọn những chiếc laptop cũ đã qua sử dụng sẽ giúp bạn có được chiếc máy tính cấu hình cao mà lại vừa túi tiền.

Nhưng mua laptop cũ cũng có sự hên xui rất cao, trong đó xui thường nhiều hơn hên. Chủ yếu là do nhiều người thiếu kinh nghiệm về laptop, lại đi mua ở những chỗ kém uy tín hoặc mua trên mạng rất dễ mua nhằm máy có chất lượng tệ thậm chí bị sửa chữa trước khi bán.

Kinh nghiệm mua laptop cũ

Xem tin rao vặt laptop

Dưới đây, raovat321 sẽ mách những kinh nghiệm kiểm tra khi mua laptop cũ:

1. Kiểm tra kỹ ngoại hình

Đừng nên mua những chiếc máy tính quá cũ kỹ, trầy xước, móp méo 4 cạnh, trừ khi chúng được bán với giá quá rẻ. Đặc biệt những chiếc máy móp, nứt các góc thường là do bị và đập hoặc rớt trong quá trình chủ cũ sử dụng.

Bạn nên kiểm tra kỹ các cổng USB, xem có bị gãy ngàm bên trong hay không. Khi bật máy cũng nên kiểm tra từng cổng xem có còn hoạt động hay không.

Quan trọng nhất là bản lề, là bộ phận rất dễ gãy trên laptop. Bạn thử gập mở từ từ xem nó có nhẹ nhàng và chắc chắn hay không, ghé tai vào sát 2 bản lề và mở thử xem có tiếng động lạ không? Tránh trường hợp nó bị gãy và được dán lại.

Muốn bán laptop nhanh? Đăng tin miễn phí ngay.

2. Kiểm tra bên trong máy nếu máy đã bung

Nếu chủ shop nói máy đã được bung, có thể là gắn thêm ram hay ổ cứng gì đó, thì bạn nên yêu cầu được kiểm tra bên trong. Chủ yếu bạn kiểm tra main của máy. Có nhiều chiếc laptop được nhập từ nước ngoài là máy chết main, về đây thợ Việt sửa lại để nó hoạt động sau đó bán cho người dùng.

Trong trường hợp người chủ bảo máy chưa bung, bạn có thể xem máy còn nguyên tem, kiểm tra kỹ từng con ốc xem có bị trầy xước hay không.

3. Kiểm tra kỹ màn hình

Màn hình laptop rất thường hay bị gặp những lỗi như là: điểm chết, sọc mưa, thâm, hở sáng,… Do đó, bạn cần kiểm tra kỹ bằng cách hiển thị từng màu cho màn hình và nhìn kỹ, nhất là với 2 màu trắng và đen rất dễ thấy lỗi nếu có.

Xem tin mua bán rao vặt

Kinh nghiệm mua laptop cũ

4. Test thử chức năng máy

Bạn bật máy lên và bắt đầu kiểm tra chức năng của nó. Đầu tiên bạn kiểm tra cấu hình xem có đúng như mô tả không bằng cách mở dxdiag từ cửa sổ Run.

Tiếp đó là kiểm tra ổ cứng. Hard Disk Sentinel là công cụ rất tốt để kiểm tra ổ cứng máy tính.

Ngay khi khởi động phần mềm nó sẽ đánh giá, kiểm tra toàn bộ ổ cứng, và cung cấp bản báo cáo và hiển thị tình trạng hiện tại của ổ SSD hay ổ HDD. Trong kết quả, nếu mục Health nhận kết quả là Excellent hoặc Good, nghĩa là ổ vẫn hoạt động tốt.

Ram là bộ phận khó kiểm tra, nhưng bạn thử mở một vài chương trình nặng xem máy có bị giật, chậm hay không. Nếu có nhiều khả năng là do ram.

Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra các cổng USB, cổng HDMI, Wife, bluetooth, loa, ổ DVD xem có hoạt động tốt không. Sau đó, kiểm tra bàn phím bằng các gõ lần lượt từng phím nhé.

Pin cũng là một bộ phận quan trọng. Bạn kiểm tra bằng cách sau: mở CMD lên và nhập vào dòng lệnh sau: powercfg /batteryreport rồi nhấn phím Enter. Nếu thấy có dòng Battery life report saved to C:\.... là được. Bạn mở file trong thư mục mà cửa sổ CMD thông báo bằng trình duyệt bất kỳ sẽ nhận được thông tin về Pin của máy. Trong file này, nhìn xuống dưới mục Installed batteries, sẽ thấy hai dòng Design Capacity và Full Charge Capacity. Dòng Design Capacity chính là dung lượng ban đầu của viên pin và và Full Charge Capacity là khả năng tích "năng lượng" thực tế của nó. Dựa vào chênh lệch 2 thông số này để biết pin có chai hay không.

Kinh nghiệm mua laptop cũ

Tìm nhiều hơn