Mã tin: 1422145
Báo cáo

Phú Thọ Giá 230- mẫu cổng làng đình chùa miếu, cổng nhà thờ họ bằng đá đẹp bán tại phú thọ

Thứ hai, 04/12/2023, 14:22
Giá: Miễn phí
Địa chỉ: Miễn Phí Vận Chuyển - Hà Nội - TP HCM - LONG AN - ĐỒNG NAI - TÂY NINH - Quảng Ninh - Hải Phòng Các Tỉnh Miền Bắc, Miền Tây - Tổng Đại Lý Miền Nam

Mô tả chi tiết:

Phú Thọ Giá 230- mẫu cổng làng đình chùa miếu, cổng nhà thờ họ bằng đá đẹp bán tại phú thọ

Cổng đá là một phần kiến trúc quan trọng của các công trình như đình chùa, miếu lăng, nhà thờ họ, cổng làng…

Nhưng thật ra có rất nhiều loại cổng đá, chất liệu làm cổng, hoa văn trang trí cũng như ý nghĩa khác nhau.

Cùng tìm hiểu về các loại cổng đá, những mẫu mã đẹp và báo giá mới nhất  của Đá Mỹ Nghệ Ngọc Công – Cơ sở đá mỹ nghệ với nhiều năm kinh nghiệm sản xuất lăng mộ đá, đồ thờ đá, kiến trúc đá, linh vật đá.

Cổng đá, cổng tam quan, trụ biểu là gì?

Cổng đá là gì?

Cng đá là một hình ảnh đã quá đỗi quen thuộc vì chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy chúng ở bất cứ đâu. Có thể là tại các ngôi chùa, các khu lăng mộ, nhà thờ họ, từ đường, cổng làng hay thậm chí là nhà ở, biệt thự. Cng bng đá mang nét đẹp cổ kính và uy nghiêm thu hút ánh nhìn của mọi người từ xa và cũng là thứ đầu tiên gây ấn tượng của một công trình kiến trúc.

Đối với từng công trình riêng biệt, cng đá có thể có những cấu trúc, thiết kế riêng và cả tên gọi riêng.Ví dụ như với các kiến trúc tôn giáo hay công trình tâm linh thì cng đá thường làm theo dạng tứ trụ hay cổng tam quan.

Còn với cổng làng, nhà dân thì hay làm dạng hai cột đá kèm mái che hoặc cánh cửa…

Cổng tam quan là gì?

Tam quan là từ hán ngữ nghĩa là  ba lối đi. Vì vậy cổng tam quan là loại cổng có ba lối đi với một lối lớn ở giữa và hai lối nhỏ hai bên. Đây là kiến trúc cng đá rất phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước phương Đông khác.

Tuy có 3 lối đi nhưng thường người ta chỉ đi qua bằng hai lối nhỏ chứ ít khi đi bằng cổng lớn.

Điều này có thể là ảnh hưởng từ nền văn hóa phong kiến thời xưa. Vì theo ghi chép thì cổng tam quan đã bắt đầu xuất hiện tại các chùa chiền từ thời Lý Trần. Và từ đó cổng tam quan đã là một phần không thể thiếu trong hầu hết các công trình kiến trúc tại Việt Nam.

Trụ biểu là gì?

Trụ biểu là một dạng của cng đá theo kiểu tứ trụ nhưng không có mái che. Nhưng vì tứ trụ của trụ biểu cũng tạp thành ba lối đi ở giữa nên đây cũng có thể xem là một dạng biến thể của cổng tam quan.

Trụ biểu thường có hình dạng là hai trụ giữa sẽ cao hơn hai trụ hai bên. Các trụ biểu thường làm bằng đá nên rất vững chắc và bền bỉ như những người lính đứng gác cổng canh giữ bình an cho vùng đất qua bao đời.

Trụ biểu thường được tìm thấy ở các lối vào sân đình xưa tại Huế. Các trụ biểu tại đây thường được xây dựng cao vút và trở thành một biểu tượng tâm linh mạnh mẽ của người dân nơi đây.

Trụ biểu giống như các cột đá hay cột đồng trụ đá hình chữ nhật với phần trên cùng nhọn và được trang trí hoa sen, đèn lồng hay cổ lâu.

Trên thân các trụ biểu luôn được chạm khắc các Hán tự cổ hoặc câu đối. Những lời trên đó thường để kể về chiến công của làng và những ước nguyện may mắn cho con cháu đời sau được viết theo vần điệu hay thể thơ.

Trụ biểu đình làng thường là kiến trúc cao nhất trong làng thời xưa mà đi từ xa đã có thể thấy được. Dù đình làng có thể khiêm tốn nhưng tứ trụ vẫn được vươn cao nhằm thể hiện tinh thần tập thể của nhân dân và uy nghiêm của làng.

Các loại cổng đá, cổng tam quan

Cổng làng

Cổng làng không còn xa lạ gì với người dân thôn quê Việt Nam nữa. Đó là ranh giới giúp nhận biết các làng với nhau. Nhưng đây đồng thời cũng là công trình văn hoá mang tính lịch sử và biểu trưng của làng.

Cổng làng thường có kiến trúc đơn giản, mộc mạc và thường dùng cng đá để có thể bền bỉ với thời gian.

Cổng chùa, đình, miếu, tự

Cổng chùa, đình, miếu, tự là một phần không thể thiếu trong kiến trúc của các công trình tôn giáo. Giống như bất cứ ngôi nhà nào cũng có cổng để che chắn mưa gió, bảo vệ thành viên gia đình thì cổng chùa cũng là nơi cản những thứ ô uế không được xâm phạm chốn linh thiêng.

Trong các ngôi đình thường thờ Thành Hoàng cũng cần xây cổng để hoàn thiện đầy đủ. Cng đá cũng là lựa chọn thường được các chùa đình lựa chọn trong khi xây dựng để đảm bảo được độ bền cho công trình.

Cổng đá nhà thờ họ

Nhà thờ họ hay từ đường là một nơi có ý nghĩa đặc biệt với cả gia tộc. Đây không chỉ là nơi thờ cúng tổ tiên mà còn là nơi trưng bày những văn tự hay kỷ vật quan trọng của cha ông để con cháu thêm hiểu về dòng họ mình.

Cổng đá nhà thờ họ chính vì vậy được xem như là đường dẫn vào nơi thiêng liêng của cả dòng tộc. Cng đá là chất liệu thường thấy nhất trong xây dựng nhà thờ họ với những thiết kế và hoa văn khác nhau nhưng đều mang những ý nghĩa cao đẹp.

Cổng nhà riêng, biệt thự

Do tính chất tráng lệ của vật liệu đá thiên nhiên mà nhiều người cũng thích xây cng đá cho nhà riêng hay biệt thự của mình. Các loại cng đá đẹp sẽ góp phần tăng thêm giá trị và sự nguy nga của công trình. Nét hoài cổ và hùng tráng của cng đá còn làm cho nhà ở hay biệt thự vừa mang nét đẹp cổ kính và lộng lẫy.

Kiến trúc cổng đá

Thường thì cng đá sẽ có hai tầng nhưng với một số nơi cũng có thể làm hoành tráng hơn với 4 hoặc 5 tầng. Giống như cng đá tam quan với 3 lối đi là phổ biến nhất nhưng cũng có nhiều nơi làm 4 hoặc 5 lối đi.

Số tầng và số cửa thường phụ thuộc theo sở thích cá nhân của gia chủ, tổng thể kiến trúc công trình và quan niệm phong thuỷ tâm linh đằng sau. Một số chùa còn kết hợp cng đá với gác chuông, lầu khánh để tiết kiệm không gian.

Về kiến trúc cơ bản của cng đá thì gồm các lối đi ở giữa được ngăn cách bởi các cột đá hoặc vách cổng hai bên. Vách cổng có thể làm bằng gạch, xi măng, gỗ nhưng chất liệu thường được dùng nhất là các loại đá vì độ bền của chúng.

Phía trên cng đá là phần mái. Hai bên lối đi là các hoa văn, thường là câu đối. Phần trán cửa sẽ ghi tên đình, chùa, tên làng hay địa danh nơi đó.

Hai kiến trúc thường thấy nhất của cng đá là cng đá có gác và cổng kiểu tứ trụ. Cụ thể như sau:

  • Cổng có gác: thường là loại cng đánhỏ làm một tầng, hai tầng mái hoặc xây gác vọng bên trên với nhiều mục đích khác nhau. Một số gác của cng đá chỉ là gác giả để tạo độ cao và sự bề thế, uy nghiêm. Một số thì phần gác là nơi để quân lính canh giữ theo dõi động tĩnh bên ngoài cng đá hoặc là chỗ treo chuông, khánh, trống để thực hiện nghi lễ vào các dịp đặc biệ
  • Cổng kiểu tứ trụ: cổng kiểu tứ trụ thì có 4 trụ biểu với 2 trụ cao ở giữa và 2 trụ thấp hai bên tạo thành 3 lối đ Phía trên trụ có thể nối liền bằng xà cách điệu gọi là trán cổng.

Vị trí xây dựng cổng đá

Việc xây dựng cng đá có ý nghĩa quan trọng nên cần lựa chọn vị trí phù hợp để tránh việc di dời sau này. Thường thì cng đá sẽ được tính toán xây dựng ở những mặt bằng cao để không bị ngập nước vào mùa mưa gây hư hỏng công trình.

Nếu là cng đá làng thì sẽ xây trước đầu làng hay lối vào của một làng. Cổng của đình chùa miếu tự cũng xây ở phía trước và được đặt ở chính giữa lối vào khu vực.

Chất liệu thường dùng cho cổng đá, cổng tam quan

Phần lớn các mẫu cng đá đều được làm bằng chất liệu đá núi nguyên khối. Chất liệu đá thiên nhiên rất bền bỉ, màu sắc sáng bóng tự nhiên và dễ dàng trong việc chế tác.

Các loại đá thường dùng nhất là đá granite, đá xanh, đá xám, đá vàng, đá trắng. Mỗi loại đá có những ưu điểm khác nhau và các người chủ công trình cũng có thể chọn loại đá phù hợp với mệnh phong thuỷ của mình.

Hoa văn điêu khắc trên cổng đá, cổng tam quan hiện nay

Hoa văn điêu khắc trên cng đá là một điểm nhấn quan trọng giúp cho công trình thêm phần đặc sắc. Để hiểu hết được ý nghĩa của tất cả các hoa văn trên cng đá cần rất nhiều thời gian nghiên cứu vì chúng rất đa dạng và mỗi cái đều có những ý nghĩa cao đẹp riêng của mình.

Một số hoa văn thường được sử dụng nhất có thể kể đến như rồng, phụng, cảnh bồng lai, hoa sen, bộ tứ quý, tứ linh…

Đối với biệt thự hay nhà dân thì chủ nhân thường chọn các con linh vật có thể xua đuổi tà ác và mang điềm lành hoặc chỉ sử dụng các hoạ tiết đơn giản như cành tre lá trúc.

Đối với đạo công giáo thì cng đá thường được chạm trổ thêm dây nho, cành ô liu, Thánh Giá đơn giản nhưng linh thiêng.


Ngoài các hoạ tiết hoa văn thì các bài thơ và văn tự cũng là chi tiết phổ biến trên cng đá. Các bài thơ hoặc câu đối bằng tiếng Hán được khắc dọc hai bên cột lớn là kiểu trang trí thường thấy nhất trên cng đá.

Thường thì đó là các lời răn, câu chúc của ông bà tổ tiên truyền lại cho con cháu. Để mỗi khi có ai đi ngang qua cng đá sẽ nhớ được những điều tốt đẹp của ông cha ta mà sống thiện lương và gặt hái điềm lành.

Ý nghĩa cổng tam quan và cổng đá trong đời văn hóa

Hình tượng cổng tam quan trong văn hoá và lịch sử

Số ba trong cổng tam quan được hình thành dựa trên thuyết Tam tài từ thời phong kiến. Theo đó lối đi chính giữa là dành cho vua chúa, cổng bên tả cho quan văn và bên hữu cho quan võ.

Chính vì vậy mà người ta thường chỉ đi lại bằng hai cổng bên hông chứ không dám dùng chung lối đi của nhà vua.

Đây cũng là một trong những lý do mà người dân xây dựng cổng tam quan tại các cổng làng hay các kiến trúc đình chùa, miếu tự. Đó là phong khi đức vua giá lâm thì có một cổng chính bề thế cho người đi qua.

Riêng cố đô Huế thì sự phân chia giai cấp càng rõ ràng hơn nên cng đá ở đó được làm thành ngũ quan môn (Ngọc Quan Môn Cố Đô Huế) với cửa lớn chính giữa cho vua, hai cửa tiếp theo cho quan lại còn hai cửa ngoài cùng cho binh lính.

Ý nghĩa cổng tam quan trong đời sống

Ngoài ý nghĩa về mặt lịch sử và văn hoá thì cng đá hay cổng tam quan còn là tấm lòng của con cháu dành cho tổ tiên ông bà. Những người trong làng hay dòng họ thường làm cổng tam quan đẹp với mong muốn tưởng nhớ các bậc bề trên và giữ gìn nét đẹp văn hóa ngàn xưa.

Trên cng đá cũng được điêu khắc các hình tượng tâm linh, phong thuỷ với mong muốn mang đến cho người dân một vùng đất luôn được bình an.

Ý nghĩa cổng tam quan trong đạo Phật

Cng đá tam quan còn mang những ý nghĩa về tôn giáo rất đặc biệt. Trước tiên là về Phật giáo. Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến cổng tam quan.

Theo Phật giáo thì cổng tam quan bằng đá mang “ba cách nhìn” của Phật giáo là “hữu quan”, “không quan” và “trung quan”. Đây là cách cắt nghĩa phổ biến nhất của cổng tam quan. Trong đó hữu quan là sắc (giả), không quan là không (vô thường), trung quan là sự trung dung của sắc và không.

Cổng tam quan còn được Phật giáo giải thích là cửa của điện Tam Bảo (Phật – Pháp – Tăng).

Riêng với Phật giáo Thiền tông thì cổng tam quan tượng trưng cho “tam giải thoát môn” gồm cửa Vô Không, cửa Vô Tác và cửa Vô Nguyện. Sau khi bước qua cửa này sẽ đến được cõi Niết Bàn.

Nhưng chỉ khi con người bỏ được sân si, oán hận, đau khổ để tìm được an lạc trong tâm thì mới có thể hiểu được ba cửa này. Vì vậy những chùa theo phái Thiền tông sẽ không xây cổng tam quan ở lối vào chùa.

Đa số các chùa đều có xây dựng cổng tam quan. Không chỉ ở Việt Nam mà cả ở Trung Quốc cũng vậy.

Nhưng ở các quốc gia khác cũng có tôn giáo chính là đạo Phật như Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar, Lào, Cambodia, Tây Tạng… lại không có cổng tam quan. Vì vậy có thể thấy cổng tam quan là kết hợp giữa Nho giáo và Phật giáo.

Cổng tam quan của chùa thường được xây dựng theo phong thuỷ là cửa bên trái là Thanh Long, cửa bên phải là Bạch Hổ. Khách đến viếng chùa thường đi vào bên trái và đi ra bên phải theo ý nghĩa “Nhập Thanh Long xuất Bạch Hổ” tức rước phước đức của chùa về nhà.

Ý nghĩa cổng tam quan trong đạo Cao Đài

Bên cạnh Phật giáo thì Cao Đài cũng là một tôn giáo lớn sử dụng cng đá tam quan trong hầu hết các công trình Thánh Thất của mình. Một số Thánh Thất Cao Đài thậm chí có nhiều hơn 1 cổng tam quan như Toà Thánh Tây Ninh có đến 12 cổng tam quan.

Mẫu cổng đá, cổng tam quan đẹp

Các mẫu cng đá đẹp, cổng tam quan đẹp rất đa dạng về kiểu dáng, kiến trúc, chất liệu và cả hoa văn.

Vì vậy trước khi tiến hành làm thì mọi người có thể tham khảo qua một số mẫu cng đá, cổng tam quan đẹp và mới nhất năm để có sự lựa chọn phù hợp cho mình.

0354618855
Người liên hệ: Đá Mỹ Nghệ Giá Tại Xưởng 0971135990 - 8855

Thiết kế web giá rẻ Banner quảng cáo bat dong san

Quý vị đang xem nội dung tin rao "Phú Thọ Giá 230- mẫu cổng làng đình chùa miếu, cổng nhà thờ họ bằng đá đẹp bán tại phú thọ" - Mã tin 1422145. Mọi thông tin, nội dung liên quan tới tin rao này là do người đăng tin đăng tải và chịu trách nhiệm. Raovat321.com luôn cố gắng để các thông tin được hữu ích nhất cho quý vị tuy nhiên Raovat321.com không đảm bảo và không chịu trách nhiệm về bất kỳ thông tin, nội dung nào liên quan tới tin rao này. Trường hợp phát hiện nội dung tin đăng không chính xác, Quý vị hãy bấm nút Báo vi phạm để thông báo và cung cấp thông tin cho Ban quản trị Raovat321.com hoặc gọi Hotline 093.896.1085 (Zalo) để được hỗ trợ nhanh nhất.