3 Kinh nghiệm hoàn tất thủ tục xin phép xây dựng tại Tp HCM nhanh và chuẩn xác nhất

Xin phép xây dựng là cơ sở đầu để các gia chủ nắm rõ và giải đáp các thắc mắc pháp lý của mình khi bắt đầu tiến hành dự án công trình. Đối với khu vực thành phố HCM, liên tục với những quy định ban hành và những bước quy hoạch mới đòi hỏi mọi người cần nắm bắt nhanh nhạy thông tin và cách thức thực hiện thủ tục về xây dựng. 

Có rất nhiều các yêu cầu giải đáp khúc mắc trong quá trình thực hiện xin phép xây dựng mà đa số mọi người thường hay vấp phải. Do đó, trong bài viết này Raovat321.com chia sẻ đến bạn 3 kinh nghiệm hoàn tất thủ tục xin phép xây dựng tại thành phố HCM nhanh và chuẩn xác nhất.

huong dan xin giay phep xay dung

1. Những thủ tục và giấy phép cần chuẩn bị 

Dựa theo thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng.

- Đối với nhà ở riêng lẻ đô thị:

a) Đơn xin phép xây dựng, theo mẫu tại Phụ lục số 13 của Thông tư này;

b) Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm:
- Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
- Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200;
- Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 - 1/200.
- Đối với công trình xây chen có tầng hầm: 
Ngoài các công trình quy định tại khoản 1,2 điều này hồ sơ còn cần bổ sung văn bản phê duyệt biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận. Để được tư vấn cụ thể chúng ta nên tham khảo các dich vu xin phep xay dung tại địa bàn cần xây dựng.
2. Tìm hiểu cách phân loại giấy tờ cần thiết và xác định nơi nộp hồ sơ
Hồ sơ xin phép xây dựng bạn cần chuẩn bị sẵn
- Đơn xin cấp Giấy phép xây dựng (theo mẫu do Bộ Xây dựng hướng dẫn)
- Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai có công chứng.
- Bản vẽ thiết kế thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình; mặt bằng móng của công trình; sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình; sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước; ảnh chụp hiện trạng (đối với công trình sửa chữa, cải tạo yêu cầu phải có Giấy phép xây dựng).
- Khi xây dựng nhà ở riêng lẻ trong vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện thì hồ sơ cần phải có Giấy cam kết tự phá dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện quy hoạch xây dựng. (Trong trường hợp này chỉ được cấp Giấy phép xây dựng tạm có thời hạn theo thời hạn thực hiện quy hoạch).
- Nộp lệ phí cấp Giấy phép xây dựng. Lệ phí cấp Giấy phép xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Căn cứ vào quy mô và đặc thù của công trình, ông (bà) có thể nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng tại những cơ quan sau:
- Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng trong đô thị, các trung tâm cụm xã thuộc địa giới quản lý hành chính của quận, huyện mình, trừ các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền cấp phép của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Uỷ ban nhân dân cấp quận cấp Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở những điểm dân cư đô thị đã có quy hoạch xây dựng được duyệt, những điểm dân cư theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp quận phải cấp Giấy phép xây dựng thuộc địa giới hành chính mình quản lý.
3. Hướng đến việc cụ thể phương thức hợp thức hóa, nắm rõ quy trình
- Thời hạn làm việc không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị được giao thẩm định hồ sơ có trách nhiệm xem xét hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu cần thiết). Khi xem xét hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải xác định các tài liệu; còn thiếu, các tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
- Trong thời gian 10 ngày lằm việc đối với công trình nhà ở đô thị, 7 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn, kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu không có ý kiến coi như các cơ quan này đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành và các điều kiện quy định tại Nghị định này để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.
- Cơ quan cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị xin phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định.
 
- Cơ quan cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm theo dõi, trả kết quả hoặc thông báo cho chủ đầu tư về hồ sơ chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng.
- Nhận kết quả, nộp lệ phí việc xin phép xây dựng: 
a) Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời (đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng) tại nơi tiếp nhận hồ sơ, theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận;
b) Chủ đầu tư có trách nhiệm nộp lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ. 
Những thông tin được diễn giải trên được thực tra cứu và kết hợp với sự tư vấn hỗ trợ từ dịch vụ xin phép xây dựng của Công ty TNHH Tư Vấn - Thiết Kế - Xây Dựng Trung Thành Công, kinh nghiệm thực hiện trong quá trình giao dịch và được xem như tài liệu tham khảo. Nếu bạn có bất kì thắc mắc hay có nhu cầu về xin phép xây dựng của dịch vụ, hãy liên hệ ngay theo số Hotline:  08. 3861. 3961 - 0903.88.2622.08.3861.3961; 0903.88

 

Tìm nhiều hơn