Tình trạng các mô hình bất động sản cho thuê khi dịch bệnh kéo dài

Tình hình dịch bệnh vẫn chưa cho thấy dấu hiệu chững lại, đặc biệt là ở Tp HCM. Việc giãn cách nhiều nơi đang hút cạn sức chịu đựng của các nhà đầu tư bất động sản cho thuê cũng như khách thuê. Từ mặt bằng kinh doanh, căn hộ, nhà trọ đều bị ảnh hưởng ít nhiều.  

Mặt bằng kinh doanh “dập mật”

Có thể nói Tp. HCM đang rơi vào những ngày căng thẳng với dịch bệnh. Hầu hết các cửa hàng kinh doanh đều phải đóng cửa. Một số doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh trụ không nổi phải trả mặt bằng. Do đó, dạo quanh các tuyến phố trung tâm Tp.HCM những ngày này bạn sẽ thấy khá vắng vẻ. Hai bên đường la liệt những mặt bằng treo bảng thông báo cho thuê.

Có thể thấy dịch bệnh kéo dài đã giáng những đòn nặng nề và các loại hình cho thuê nhà đất là mặt bằng kinh doanh. Nặng nề nhất có thể thấy là các khách sạn khi tình trạng khách du lịch quốc tế và trong nước tụt giảm, hầu như không có doanh thu khiến những người kinh doanh ồ ạt trả mặt bằng.

Có những mặt bằng nằm ở các tuyến phố trung tâm vốn rất nhộn nhịp, giá thuê lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi tháng dù đã được giảm giá mạnh nhưng vẫn treo biển cả năm nay và không tìm được khách thuê.

Raovat321.com

Căn hộ cho thuê cũng ế ẩm

Có một căn hộ rộng rãi nhưng vì nhu cầu kinh doanh nên vợ chồng chị Diễm cho thuê căn hộ và ra thuê nhà nguyên căn để mở cửa hàng kinh doanh. Nhưng từ đầu năm tới nay, tình hình kinh doanh không mấy khả quan, khách thuê căn hộ cũng trả phòng. Đặc biệt trong đợt dịch này, không thể nào kiếm được khách thuê căn hộ. Cửa hàng kinh doanh cũng phải đóng cửa. Không thể gồng gánh nỗi nên gia đình chị đành phải ngậm ngùi thu dọn trả mặt bằng và chuyển về sống trong căn hộ của mình.

Anh Tuấn, một nhân viên văn phòng tại Thủ Đức cũng có 2 căn hộ, một căn cho thuê nhà lại với giá 10 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, từ khi dịch bùng phát anh đã nhiều lần điều chỉnh giảm giá thuê. Lần đầu tiên là 1 triệu, tiếp theo là 2 triệu và gần nhất là giảm 3 triệu nhưng khách thuê đều lần lượt trả nhà.

“Căn hộ đó là chúng tôi vay ngân hàng để mua, mục đích cho thuê để lấy tiền trả lãi ngân hàng. Không có doanh thu nên vợ chồng tôi phải gồng gánh tiền ngân hàng mấy tháng nay.” Anh Tuấn cho hay.

Một cảnh ngộ éo le hơn là anh Hiền. Anh là người chuyên đầu tư thuê các căn hộ, bố trí nội thất và cho thuê lại. Hiện anh đang nắm trong tay gần 10 căn hộ, nhưng chỉ có 3 căn là khách thuê vẫn còn ở, nhưng anh buộc phải giảm bớt tiền thuê cho khách. 7 căn còn lại thì bỏ trống hơn 1 tháng nay. Giá anh thuê mỗi căn dao động từ 5 – 8 triệu. Mặc dù không có doanh thu, nhưng chủ các căn hộ cho anh thuê chỉ đồng ý giảm giá từ 20-30% giá thuê cho anh. “Việc phải gồng gánh chi phí thuê căn hộ có thể ngốn hết tiền lời trong 1 năm từ việc cho thuê. Có thể tôi sẽ phải trả bớt nếu tình hình dịch bệnh không hạn nhiệt”.

Nhà trọ bình dân lo lắng

So với hai loại hình cho thuê trên thì nhà trọ, phòng trọ bình dân có giá từ 2-5 triệu đồng có vẻ đỡ căng thẳng hơn, nhưng các chủ nhà trọ cũng khá lo lắng. Đa số các chủ nhà trọ đều chấp nhận giảm giá thuê cho khách, để giảm bớt gánh nặng cho họ trong thời gian thất nghiệp vì giãn cách. Tuy nhiên, các chủ cho thuê nhà trọ cũng lo lắng nếu chẳng may khu trọ của mình có khách liên quan các ca nhiễm. Thực tế có nhiều khu trọ đã bị phong toả do các ca F1, thậm chí F0. Vì thế các chủ nhà trọ lo lắng sẽ cầm cự thế nào nếu chẳng may mất doanh thu.

Tìm nhiều hơn